Đại táo còn có tên khác là táo đen, táo đỏ, táo tàu, là quả
chín đã sấy khô của cây đại táo. Theo Đông y, đại táo vị ngọt, tính ôn;
vào tỳ, vị. Có tác dụng bổ khí kiện tỳ, hòa vị sinh tân. Dùng khi tỳ vị
hư nhược, khí huyết hư, tân dịch bất túc, ăn kém chậm tiêu, hồi hộp đánh
trống ngực, mất ngủ... Hằng ngày dùng 10 - 30g, tùy trường hợp có thể
dùng đến 63 - 125g, bằng cách hầm, nấu, ninh. Nên thái lát hoặc xé nát
thịt quả trước khi sắc hoặc ngâm rượu.
Một số cách dùng đại táo chữa bệnh
Bổ huyết, cầm máu: đại táo 63g, lá sen nửa cái. Sắc uống. Trị giảm tiểu cầu máu. Hoặc đại táo 500g, cam thảo 63g sắc uống. Trị chứng dị ứng nổi mẩn tím đỏ.
Dưỡng tâm, an thần: phù tiểu mạch 24g, cam thảo 12g, đại táo 20g. Sắc uống. Dùng trong trường hợp lo lắng, mất ngủ, tự ra mồ hôi, tinh thần thất thường (thần kinh suy nhược).
Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: kê nội kim 100g, bạch truật 100g, gừng khô 100g, đại táo nhục 200g, hấp chín. Ba vị trên sao, nghiền thành bột, thêm táo nhục, giã nát làm bánh, sấy khô. Mỗi lần dùng 12g, ngày 2 lần, khi đói. Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hóa khó.
Món ăn - bài thuốc có đại táo
Bài 1. Cơm nếp hấp nhân sâm, đại táo: đại táo 20g, nhân sâm 6g, gạo nếp 80g. Hãm sâm, táo khoảng 30 phút, gạn lấy nước, sâm táo để riêng. Lấy nước nấu cơm, cơm đơm lên đĩa, đặt sâm táo lên trên. Dùng cho các trường hợp khí hư, cơ thể suy nhược, ăn kém chậm tiêu.
Bài 2. Cháo đại táo: đại táo 7 quả, gạo nếp 60g. Nấu đại táo, bỏ bã, lấy nước. Gạo nấu cháo, cháo chín cho nước đại táo khuấy đều, đun sôi là được. Dùng cho các bệnh trúng phong, bại liệt, kinh giật.
Bài 3. Cháo đại táo, sơn dược: đại táo 15 quả, sơn dược 250g, gạo nếp 100g. Ngâm đại táo cho mềm, tách bỏ hạt, sơn dược bỏ vỏ thái lát. Cả hai thứ trộn đường ướp trong 30 phút để sẵn. Gạo nếp nấu thành cháo, cho sơn dược, đại táo ướp đường vào, đảo đều, đun sôi 20 phút là được. Dùng cho các trường hợp đái dắt, di tinh, sa tử cung.
Bài 4. Gà hầm đại táo, nấm hương: đại táo 20g, nấm hương 20g, gà 1 con, bột hồ nước 6g. Thịt gà làm sạch chặt miếng, đại táo bỏ hạt, nấm hương ngâm mềm. Tất cả cho vào xoong, thêm gia vị (dấm, tương, muối đường, bột ngọt, hành, rượu, bột hồ nước) đảo đều, chưng cách thủy khoảng 15 phút. Dùng cho các trường hợp thiếu máu, ăn kém, chậm tiêu.
Kiêng kỵ: Người khí trệ, đàm thấp nên hạn chế dùng.
Hiện nay trên thị trường có cả loại “đại táo” làm từ táo chua (toan táo), không phải là quả đại táo.
Một số cách dùng đại táo chữa bệnh
Bổ huyết, cầm máu: đại táo 63g, lá sen nửa cái. Sắc uống. Trị giảm tiểu cầu máu. Hoặc đại táo 500g, cam thảo 63g sắc uống. Trị chứng dị ứng nổi mẩn tím đỏ.
Dưỡng tâm, an thần: phù tiểu mạch 24g, cam thảo 12g, đại táo 20g. Sắc uống. Dùng trong trường hợp lo lắng, mất ngủ, tự ra mồ hôi, tinh thần thất thường (thần kinh suy nhược).
Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: kê nội kim 100g, bạch truật 100g, gừng khô 100g, đại táo nhục 200g, hấp chín. Ba vị trên sao, nghiền thành bột, thêm táo nhục, giã nát làm bánh, sấy khô. Mỗi lần dùng 12g, ngày 2 lần, khi đói. Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hóa khó.
Món ăn - bài thuốc có đại táo
Bài 1. Cơm nếp hấp nhân sâm, đại táo: đại táo 20g, nhân sâm 6g, gạo nếp 80g. Hãm sâm, táo khoảng 30 phút, gạn lấy nước, sâm táo để riêng. Lấy nước nấu cơm, cơm đơm lên đĩa, đặt sâm táo lên trên. Dùng cho các trường hợp khí hư, cơ thể suy nhược, ăn kém chậm tiêu.
Bài 2. Cháo đại táo: đại táo 7 quả, gạo nếp 60g. Nấu đại táo, bỏ bã, lấy nước. Gạo nấu cháo, cháo chín cho nước đại táo khuấy đều, đun sôi là được. Dùng cho các bệnh trúng phong, bại liệt, kinh giật.
Bài 3. Cháo đại táo, sơn dược: đại táo 15 quả, sơn dược 250g, gạo nếp 100g. Ngâm đại táo cho mềm, tách bỏ hạt, sơn dược bỏ vỏ thái lát. Cả hai thứ trộn đường ướp trong 30 phút để sẵn. Gạo nếp nấu thành cháo, cho sơn dược, đại táo ướp đường vào, đảo đều, đun sôi 20 phút là được. Dùng cho các trường hợp đái dắt, di tinh, sa tử cung.
Bài 4. Gà hầm đại táo, nấm hương: đại táo 20g, nấm hương 20g, gà 1 con, bột hồ nước 6g. Thịt gà làm sạch chặt miếng, đại táo bỏ hạt, nấm hương ngâm mềm. Tất cả cho vào xoong, thêm gia vị (dấm, tương, muối đường, bột ngọt, hành, rượu, bột hồ nước) đảo đều, chưng cách thủy khoảng 15 phút. Dùng cho các trường hợp thiếu máu, ăn kém, chậm tiêu.
Kiêng kỵ: Người khí trệ, đàm thấp nên hạn chế dùng.
Hiện nay trên thị trường có cả loại “đại táo” làm từ táo chua (toan táo), không phải là quả đại táo.
TS. Nguyễn Đức Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét