Xạ hương là một dược liệu rất quý và có giá thành rất cao, được
sử dụng nhiều trong công nghệ sản xuất nước hoa, xà phòng thơm... và
trong các chế phẩm thuốc Đông y. Nó có nguồn gốc từ túi xạ của những con
hươu đực thuộc họ hươu xạ hoặc cầy hương.
Xạ hương khi khô, ở dạng bột hoặc dạng hạt lổn nhổn, màu vàng nâu, nâu đỏ hay đỏ tím, có bản chất là tinh dầu với thành phần chủ yếu là chất muskon có mùi thơm đặc trưng của xạ hương, ngoài ra còn có các chất béo, chất nhầy, chất nhựa... Thu hoạch xạ hương bằng cách bóc tách túi xạ (nằm ở đoạn giữa phần bụng và bộ phận sinh dục) rồi cắt ra làm 5 - 6 phần, cho vào lọ thủy tinh sạch, rộng miệng, trong đó đã có sẵn khoảng vài chục gam nụ đinh hương, đậy nắp lọ, xóc đều cho xạ hương rơi ra. Xạ hương nguyên chất có mùi thơm hắc, rất mạnh và rất bền mùi. Trong Đông y, xạ hương được xếp vào loại thuốc “phương hương khai khiếu”, tức là loại thuốc có mùi thơm mà tác dụng để khai mở các “khiếu”, khi bị bít tắc. Xạ hương có vị cay, tính ấm, có công năng khai khiếu tỉnh tỳ, khứ ứ huyết, giảm đau, thoái màng mộng (mắt), trừ mủ, tiêu ung nhọt, thúc thai sản.
Cách dùng xạ hương chữa bệnh:
Trị say nắng (trúng thử), trúng phong, thần chí bị hôn mê, đờm dãi bít tắc cổ họng, tạo ra tiếng thở “sòng sọc” ở khí quản: dùng hỗn hợp gồm bột xạ hương, bột xương bồ (thạch xương bồ hoặc thủy xương bồ), bột tạo giác (quả bồ kết bỏ hạt, sao vàng), bột băng phiến. Lấy một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) thổi mạnh vào lỗ mũi, người bệnh sẽ mau chóng tỉnh.
Chấn thương sưng tấy: dùng 0,4g xạ hương uống với nước sắc của kê huyết đằng, tô mộc, mỗi vị 10g, hồng hoa 8g.
Trị tiểu tiện buốt, tiểu ra sỏi: xạ hương 0,4g uống với nước sắc ngưu tất 12 - 16g.
Trường hợp thai bị lưu, có thể thúc thai ra bằng cách uống một hỗn hợp bột gồm 0,02g xạ hương với 2g bột nhục quế hoặc quế chi.
Một số cổ phương đặc biệt của Ðông y có xạ hương:
Phương “Lục thần hoàn” gồm 6 vị: xạ hương 1g, trân châu 1,5g, ngưu hoàng 1,5g, hùng hoàng 1g, băng phiến 1g, thiềm tô 1g. Thiềm tô tẩm rượu để riêng. Các vị khác tán bột hòa với thiềm tô làm viên bằng hạt cải. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10 viên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giảm đau. Chữa chứng hầu họng sưng đau, trẻ em sốt cao, co giật, đinh độc, tuyến vú sưng đau.
An cung ngưu hoàng hoàn: xạ hương 25g, băng phiến (d.borneol) 25g, ngưu hoàng 10g, bột sừng trâu 200g, trân châu 50g, chu sa 100g, hùng hoàng 100g, hoàng liên 100g, hoàng cầm 100g, chi tử 100g, mật ong vừa đủ. Tất cả làm hoàn, mỗi hoàn 3g. Ngày uống 1 hoàn, uống liền 5 - 7 ngày. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chỉ kinh, khai khiếu. Dùng cho những người tà nhiệt nhập vào phần tâm bào, nhập phần dinh, phần khí, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng, co giật, mê sảng; hoặc sau các tai biến mạch máu não (nhồi máu não) dẫn đến hôn mê, bất tỉnh.
Cần hết sức lưu ý đến việc sử dụng các sản phẩm chứa xạ hương, như nước hoa, xà phòng thơm... hoặc các thuốc Đông y trong thành phần có xạ hương đối với phụ nữ có thai, hiếm muộn, hay bị lưu thai hoặc khó thụ thai.
Xạ hương khi khô, ở dạng bột hoặc dạng hạt lổn nhổn, màu vàng nâu, nâu đỏ hay đỏ tím, có bản chất là tinh dầu với thành phần chủ yếu là chất muskon có mùi thơm đặc trưng của xạ hương, ngoài ra còn có các chất béo, chất nhầy, chất nhựa... Thu hoạch xạ hương bằng cách bóc tách túi xạ (nằm ở đoạn giữa phần bụng và bộ phận sinh dục) rồi cắt ra làm 5 - 6 phần, cho vào lọ thủy tinh sạch, rộng miệng, trong đó đã có sẵn khoảng vài chục gam nụ đinh hương, đậy nắp lọ, xóc đều cho xạ hương rơi ra. Xạ hương nguyên chất có mùi thơm hắc, rất mạnh và rất bền mùi. Trong Đông y, xạ hương được xếp vào loại thuốc “phương hương khai khiếu”, tức là loại thuốc có mùi thơm mà tác dụng để khai mở các “khiếu”, khi bị bít tắc. Xạ hương có vị cay, tính ấm, có công năng khai khiếu tỉnh tỳ, khứ ứ huyết, giảm đau, thoái màng mộng (mắt), trừ mủ, tiêu ung nhọt, thúc thai sản.
Xạ hương là dược liệu quý trong các chế phẩm thuộc Đông y.
|
Trị say nắng (trúng thử), trúng phong, thần chí bị hôn mê, đờm dãi bít tắc cổ họng, tạo ra tiếng thở “sòng sọc” ở khí quản: dùng hỗn hợp gồm bột xạ hương, bột xương bồ (thạch xương bồ hoặc thủy xương bồ), bột tạo giác (quả bồ kết bỏ hạt, sao vàng), bột băng phiến. Lấy một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) thổi mạnh vào lỗ mũi, người bệnh sẽ mau chóng tỉnh.
Chấn thương sưng tấy: dùng 0,4g xạ hương uống với nước sắc của kê huyết đằng, tô mộc, mỗi vị 10g, hồng hoa 8g.
Trị tiểu tiện buốt, tiểu ra sỏi: xạ hương 0,4g uống với nước sắc ngưu tất 12 - 16g.
Trường hợp thai bị lưu, có thể thúc thai ra bằng cách uống một hỗn hợp bột gồm 0,02g xạ hương với 2g bột nhục quế hoặc quế chi.
Một số cổ phương đặc biệt của Ðông y có xạ hương:
Phương “Lục thần hoàn” gồm 6 vị: xạ hương 1g, trân châu 1,5g, ngưu hoàng 1,5g, hùng hoàng 1g, băng phiến 1g, thiềm tô 1g. Thiềm tô tẩm rượu để riêng. Các vị khác tán bột hòa với thiềm tô làm viên bằng hạt cải. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10 viên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giảm đau. Chữa chứng hầu họng sưng đau, trẻ em sốt cao, co giật, đinh độc, tuyến vú sưng đau.
An cung ngưu hoàng hoàn: xạ hương 25g, băng phiến (d.borneol) 25g, ngưu hoàng 10g, bột sừng trâu 200g, trân châu 50g, chu sa 100g, hùng hoàng 100g, hoàng liên 100g, hoàng cầm 100g, chi tử 100g, mật ong vừa đủ. Tất cả làm hoàn, mỗi hoàn 3g. Ngày uống 1 hoàn, uống liền 5 - 7 ngày. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chỉ kinh, khai khiếu. Dùng cho những người tà nhiệt nhập vào phần tâm bào, nhập phần dinh, phần khí, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng, co giật, mê sảng; hoặc sau các tai biến mạch máu não (nhồi máu não) dẫn đến hôn mê, bất tỉnh.
Cần hết sức lưu ý đến việc sử dụng các sản phẩm chứa xạ hương, như nước hoa, xà phòng thơm... hoặc các thuốc Đông y trong thành phần có xạ hương đối với phụ nữ có thai, hiếm muộn, hay bị lưu thai hoặc khó thụ thai.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét