Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus (Roxb.), thuộc họ Sim - Myrtaceae.
Từ lâu đời nhân dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối với cách chế
biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày,
đặc biệt giàu dược tính nên có công hiệu chữa trị nhiều bệnh.
Các
kết quả nghiên cứu về vối cho thấy, trong lá và nụ vối chứa tannin và
acid triterpenic, khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi
thơm dễ chịu. Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được
nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy mà lá vối tươi hay khô sắc
đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài
da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu
chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Ngoài ra, lá vối chứa ít tanin, alcaloid
(thuộc nhóm indolic) và một lượng tinh dầu (4%) bay hơi, thơm. Các bộ
phận khác nhau của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic
và gallic. Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm
nước hãm uống lợi tiêu hóa. Nước sắc đậm đặc của lá cây dùng sát khuẩn
để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ. Lá, vỏ, thân, hoa vối còn dùng làm thuốc
chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính,
lỵ trực trùng.
Ở Ấn Độ, rễ cây vối sắc đặc dạng sirô dùng đắp vào các khớp sưng đỏ;
quả dùng ăn trị phong thấp. Hay tại Trung Quốc, các bộ phận của cây vối
dùng trị cảm mạo, đau đầu phát sốt, lỵ trực khuẩn, viêm gan, bệnh mẩn
ngứa, viêm tuyến sữa, ngứa ngáy ngoài da, bệnh nấm ở chân, vết thương...
Theo Đông y, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát khuẩn, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...
Dưới đây là một số phương thuốc trị liệu có dùng vối
Trị đau bụng đi ngoài: lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu: vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.
Hoặc nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu: lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Giúp giảm mỡ máu: nụ vối 15 - 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Hỗ trợ trị tiểu đường: nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
Lá vối nấu nước có tác dụng sát khuẩn ngoài da.
|
Theo Đông y, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát khuẩn, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...
Dưới đây là một số phương thuốc trị liệu có dùng vối
Trị đau bụng đi ngoài: lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu: vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.
Hoặc nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu: lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Giúp giảm mỡ máu: nụ vối 15 - 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Hỗ trợ trị tiểu đường: nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
Bs. Hoàng Xuân Đại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét