Hải sâm tên khác là dưa biển, sâm biển, đỉa biển, hải thử. Tên
khoa học: Holothuria spp. Thịt hải sâm có chứa 21,5% protit, chủ yếu là
acginin và xystin; 0,3% lipit; các vitamin nhóm B (0,01mg% B1, 0,02mg% B2),
0,1mg% vitamin PP; 1,13% tro, trong đó có 69mg% Ca, 5mg% P, 92mg% Fe;
đặc biệt có chất holothurin (sticopotid), chất có tác dụng ức chế sự
phân chia tế bào, do đó có khả năng ngăn ngừa được ung thư.
Theo
Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận. Tác dụng bổ thận, tráng
dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu.
Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các chứng
chảy máu, ho, di tinh, liệt dương, tiểu dắt, tiểu buốt, táo bón...
Kiêng kỵ: người bị tiêu chảy, đàm thấp không được dùng.
Xin giới thiệu các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh:
Cháo hải sâm: hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.
Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tùy ý, thêm gia vị, nấu dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp kích ứng trầm cảm thất thường, táo bón.
Hải sâm nước gừng tiểu hồi: hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giã nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược, lão hóa sớm, di hoạt tinh liệt dương.
Hải sâm hầm thịt dê: hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nước cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát, thêm gia vị nấu canh súp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu dắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.
Hải sâm hầm lòng lợn: hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái đoạn, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu súp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hoặc có khối u.
Hải sâm chữa lao phổi: hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm.
Bổ khí huyết, hạ huyết áp: hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày.
Thuốc bổ gan hạ huyết áp: hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200ml). Nấu nhừ, ăn 1 lần trong ngày.
Hải sâm không chỉ là thức ăn ngon mà còn là dược liệu quý.
|
Xin giới thiệu các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh:
Cháo hải sâm: hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.
Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tùy ý, thêm gia vị, nấu dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp kích ứng trầm cảm thất thường, táo bón.
Hải sâm nước gừng tiểu hồi: hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giã nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược, lão hóa sớm, di hoạt tinh liệt dương.
Hải sâm hầm thịt dê: hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nước cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát, thêm gia vị nấu canh súp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu dắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.
Hải sâm hầm lòng lợn: hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái đoạn, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu súp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hoặc có khối u.
Hải sâm chữa lao phổi: hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm.
Bổ khí huyết, hạ huyết áp: hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày.
Thuốc bổ gan hạ huyết áp: hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200ml). Nấu nhừ, ăn 1 lần trong ngày.
TS. Nguyễn Đức Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét