Huyết áp (HA) thấp là khi lượng máu lưu thông dưới mức bình
thường, áp lực máu yếu với các biểu hiện thường xuyên chóng mặt, hoa
mắt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ. Bệnh thường gặp ở người thể trạng yếu,
phụ nữ sau sinh và người già, người làm việc căng thẳng, rối loạn nội
tiết hay đang phải dùng thuốc điều trị đái tháo đường, suy tim, ung
thư... Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ cá lóc tốt cho người
huyết áp thấp.
Bài 1: Cá lóc lùi lửa - Bổ khí huyết, chữa bệnh huyết áp thấp: cá lóc 200g, rau diếp cá, nước chấm, bánh tráng. Cá lóc trát đất xung quanh rồi lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá diếp cá. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại rau thơm khác, chấm mắm nêm ăn với bánh tráng.
Bài 2: Cá lóc nấu đậu đỏ - Chữa bệnh huyết áp thấp, thận hư nhiễm mỡ: cá lóc 1 con 250g, đậu đỏ 200g, cá lóc làm sạch, bỏ ruột, nấu chín nhừ với đậu đỏ. Ăn hết một lần.
Bài 3: Cá lóc, bí đao - Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng, làm mát máu, chữa huyết áp thấp: cá lóc 1 con 250g, đậu đỏ 500g, bí đao 200g, đường phèn 30g. Cá lóc làm sạch, đậu đỏ, bí đao và một chút đường phèn cùng nước vừa đủ, lúc đầu nấu bằng lửa to cho sôi, sau đó bớt lửa, hầm nhừ cho đến khi đậu nở. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Ăn cả cái lẫn nước.
Bài 4: Cá lóc nấu thịt lợn - An thần, ích trí,
tiêu thũng, huyết áp thấp: cá lóc 1 con 500g, thịt lợn nạc 100g, long
nhãn 6g, táo đỏ 6 quả, rượu 20g, muối, hành, gừng. Rán cá, thịt lợn thái
mỏng, táo bỏ hột, cho nước vừa đủ, nấu nhừ ăn nóng.
Bài 5: Cá lóc nấu hồng sâm - Bổ nguyên khí, thường dùng sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, suy yếu, mệt mỏi, đoản hơi, sắc mặt nhợt nhạt, huyết áp thấp: cá lóc 1 con khoảng 400g, đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g. Cá lóc làm sạch, bỏ vào nấu, lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ, nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được.
Bài 1: Cá lóc lùi lửa - Bổ khí huyết, chữa bệnh huyết áp thấp: cá lóc 200g, rau diếp cá, nước chấm, bánh tráng. Cá lóc trát đất xung quanh rồi lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá diếp cá. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại rau thơm khác, chấm mắm nêm ăn với bánh tráng.
Bài 2: Cá lóc nấu đậu đỏ - Chữa bệnh huyết áp thấp, thận hư nhiễm mỡ: cá lóc 1 con 250g, đậu đỏ 200g, cá lóc làm sạch, bỏ ruột, nấu chín nhừ với đậu đỏ. Ăn hết một lần.
Bài 3: Cá lóc, bí đao - Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng, làm mát máu, chữa huyết áp thấp: cá lóc 1 con 250g, đậu đỏ 500g, bí đao 200g, đường phèn 30g. Cá lóc làm sạch, đậu đỏ, bí đao và một chút đường phèn cùng nước vừa đủ, lúc đầu nấu bằng lửa to cho sôi, sau đó bớt lửa, hầm nhừ cho đến khi đậu nở. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Ăn cả cái lẫn nước.
Cá lóc lùi lửa bổ khí huyết, rất thích hợp cho người bị huyết áp thấp.
|
Bài 5: Cá lóc nấu hồng sâm - Bổ nguyên khí, thường dùng sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, suy yếu, mệt mỏi, đoản hơi, sắc mặt nhợt nhạt, huyết áp thấp: cá lóc 1 con khoảng 400g, đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g. Cá lóc làm sạch, bỏ vào nấu, lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ, nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được.
Bài 6: Cá lóc hầm lá tỏi - Dưỡng
huyết, tiểu ra máu do tỳ hư, huyết áp thấp, bổ não, tăng trí nhớ, bệnh
đau đầu, hay quên: cá lóc 250g, lá tỏi, gia vị. Cá lóc thái mỏng, lá tỏi
cắt đoạn hầm nhừ, nêm gia vị, chia 2 lần ăn trong ngày.
BS. Phó Thuần Hương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét